TAPA – Hiệp hội Bảo vệ Tài sản Vận chuyển

Giới thiệu về chứng nhận TAPA

     TAPA (Transported Asset Protection Association) – Hiệp hội Bảo vệ Tài sản Vận chuyển – một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận chuyên về giảm thiểu rủi ro an ninh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

     TAPA được thành lập năm 1997 như một hiệp hội phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất, chủ hàng và nhà cung cấp dịch vụ logistics giảm thiểu thất thoát do trộm cắp và các rủi ro an ninh khác trên toàn cầu. Hiệp hội này quy tụ hơn 700 thành viên bao gồm các hãng sản xuất, chủ hàng, nhà cung cấp dịch vụ vận tải, bảo hiểm, cơ quan thực thi pháp luật và chính phủ, tạo thành một liên minh toàn cầu nhằm chia sẻ thông tin, thực thi các tiêu chuẩn an ninh và ảnh hưởng đến chính sách liên quan. TAPA phát triển và duy trì các Supply Chain Resilience Standards – gồm Facility Security Requirements (FSR), Trucking Security Requirements (TSR), Parking Security Requirements (PSR) và Guarding Security Requirements (GSR) – để doanh nghiệp có thể tự đánh giá và chứng nhận mức độ an ninh của mình. Thông qua chứng nhận bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được TAPA công nhận, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao tính an toàn mà còn tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác.

1. Mục đích của chứng nhận TAPA

  • Bảo vệ tài sản và hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
  • Phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn an ninh toàn cầu nhằm giảm thiểu tổn thất hàng hóa.
  • Cung cấp thông tin, nghiên cứu về các mối đe dọa an ninh và xu hướng tội phạm trong chuỗi cung ứng.
  • Hỗ trợ các thành viên nâng cao an ninh, đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn và minh bạch

2. Các loại tiêu chuẩn TAPA

     TAPA cung cấp 3 tiêu chuẩn bảo mật chuỗi cung cứng có thể chứng nhận được sử dụng bởi các nhà sản xuất và những doanh nghiệp khác để đảm bảo an ninh cho hàng hóa của họ trong quá trình vận chuyển. Gồm: Yêu cầu về an ninh cơ sở (TAPA FSR), Yêu cầu về an ninh vận tải đường bộ ( TAPA TSR), Yêu cầu về an ninh bãi đậu xe ( TAPA PSR).

  • Yêu cầu về an ninh cơ sở (TAPA FSR)

     Tiêu chuẩn Yêu cầu an ninh cơ sở TAPA (FSR) phát triển nhằm bảo vệ các cơ sở lưu kho, trung tâm phân phối và các điểm xử lý hàng hóa có giá trị cao khỏi các rủi ro mất mát, trộm cắp và các mối đe dọa an ninh khác.

          Nội dung chính của tiêu chuẩn TAPA FSR

     Hệ thống bảo mật vật lý: Yêu cầu trang bị hàng rào an ninh, hệ thống kiểm soát truy cập (access control), camera giám sát (CCTV), hệ thống báo động và các thiết bị an ninh khác để kiểm soát và giám sát toàn bộ khu vực cơ sở.

     Quy trình bảo mật: Thiết lập các quy trình kiểm soát ra vào, quản lý nhân sự, kiểm tra an ninh định kỳ, xử lý sự cố và bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình lưu kho.

    Đào tạo và nhận thức: Đào tạo nhân viên về các quy trình an ninh, nâng cao nhận thức về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu an ninh.

     An ninh vành đai: Kiểm soát và bảo vệ khu vực xung quanh cơ sở để ngăn chặn truy cập trái phép và các hành vi phá hoại.

     Kiểm soát bến tàu và nhà kho: Đảm bảo an ninh tại các khu vực tiếp nhận, xử lý và lưu trữ hàng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro mất mát.

       Tiêu chuẩn TAPA FSR cung cấp 3 cấp độ chứng nhận:

     FSR Cấp độ A: Cấp độ nâng cao (chứng nhận IAB, Đơn vị hoặc Nhiều đơn vị). Thường áp dụng cho các cơ sở tại quốc gia có rủi ro cao hoặc các cơ sở có yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt.

     FSR Cấp độ B: Cấp độ trung bình (chứng nhận IAB, Đơn vị hoặc Nhiều đơn vị). Phù hợp với đa số các cơ sở tại các quốc gia có mức độ rủi ro vừa phải.

    FSR Cấp độ C: Cấp độ tiêu chuẩn (chứng nhận IAB hoặc chứng nhận TAPA APAC, Địa điểm đơn). Mức độ an ninh cơ bản nhất, thường là bước đầu để doanh nghiệp cải tiến và nâng cấp lên các cấp độ cao hơn.

  • Yêu cầu về an ninh vận tải đường bộ ( TAPA TSR)

     Tiêu chuẩn an ninh vận tải đường bộ ( TAPA TSR) phát triển nhằm thiết lập các yêu cầu tối thiểu để bảo vệ hàng hóa có giá trị cao trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lái xe và phương tiện.

    Tiêu chuẩn TAPA TSR áp dụng cho các nhà khai thác:

  • Xe tải và xe kéo có thành cứng
  • Xe tải và xe kéo có sàn mềm
  • Xe tải thùng cứng hoặc xe tải thùng cố định
  • Vận tải đường bộ bằng container biển

    Nội dung chính của tiêu chuẩn TAPA TSR

     Yêu cầu an ninh xe tải và trailer: Bao gồm các biện pháp bảo mật vật lý như hệ thống khóa an toàn, bảo vệ trailer tránh bị mở trái phép, kiểm soát truy cập vào hàng hóa trên xe.

     Theo dõi và giám sát: Sử dụng các thiết bị theo dõi hành trình (GPS) và hệ thống giám sát để quản lý vị trí và trạng thái của xe tải trong suốt quá trình vận chuyển.

     Đánh giá rủi ro tuyến đường: Phân tích và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trên các tuyến đường vận chuyển để lựa chọn phương án an toàn nhất.

    Đào tạo và nâng cao nhận thức: Đào tạo nhân viên, đặc biệt là lái xe và nhân viên vận tải, về các quy trình an ninh, phòng ngừa trộm cắp và xử lý sự cố.

    Báo cáo sự cố: Thiết lập quy trình ghi nhận và báo cáo các sự cố an ninh xảy ra trong quá trình vận chuyển để có biện pháp xử lý kịp thời.

     Tiêu chuẩn TAPA TSR cung cấp 3 cấp độ chứng nhận:

TSR Cấp độ 1: Bảo vệ an ninh nâng cao (chứng nhận IAB), dành cho hàng hóa có giá trị và rủi ro cao.

TSR Cấp độ 2: Bảo vệ an ninh trung bình (chứng nhận IAB) , bảo mật bổ sung cho khu vực rủi ro thấp hơn.

TSR Cấp độ 3: Bảo vệ an ninh cơ bản (chứng nhận IAB hoặc chứng nhận TAPA APAC),  yêu cầu cơ bản cho vận chuyển hàng hóa.

  • Yêu cầu về an ninh bãi đậu xe ( TAPA PSR)

     Tiêu chuẩn an ninh bãi đỗ xe ( TAPA PSR) phát triển nhằm tăng cường bảo vệ hàng hóa, phương tiện và con người khỏi các rủi ro mất mát và trộm cắp khi phương tiện dừng đỗ.

        Nội dung chính của tiêu chuẩn TAPA PSR

    Thiết lập các biện pháp an ninh như hệ thống camera giám sát, hàng rào bảo vệ và kiểm soát ra vào nghiêm ngặt để ngăn chặn truy cập trái phép và các hành vi phá hoại tại bãi đỗ xe.

    Quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động trong bãi đỗ xe nhằm đảm bảo an toàn cho xe tải và hàng hóa trong thời gian dừng đỗ.

    Cung cấp chứng nhận cho các bãi đỗ xe đáp ứng tiêu chuẩn an ninh, giúp các thành viên TAPA xác định các vị trí bãi đỗ xe an toàn thông qua Công cụ Đỗ xe An toàn Trực tuyến, từ đó lựa chọn các tuyến đường vận chuyển đi qua các bãi đỗ xe được chứng nhận PSR gần nhất.

     Tiêu chuẩn TAPA PSR cung cấp 3 cấp độ chứng nhận:

PSR Cấp độ 1: Bảo vệ an ninh cao nhất với chứng nhận chính thức, dành cho các bãi đỗ xe có hệ thống an ninh nghiêm ngặt và đầy đủ nhất.

PSR Cấp độ 2: Bảo vệ an ninh cấp trung với chứng nhận chính thức, phù hợp với các bãi đỗ xe có mức độ an ninh tốt nhưng không ở mức cao nhất.

PSR Cấp độ 3: Bảo vệ an ninh thấp nhất với chứng nhận chính thức, đáp ứng các yêu cầu an ninh tối thiểu để bảo vệ hàng hóa và phương tiện khi đỗ.

3. Lợi ích khi đạt chứng nhận TAPA

  • Đảm bảo an ninh và giảm thiểu rủi ro mất mát, trộm cắp trong chuỗi cung ứng.
  • Nâng cao uy tín, thương hiệu và vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Tạo điều kiện hợp tác với các công ty công nghệ cao và đối tác lớn đã được chứng nhận.
  • Được công nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp công nghệ cao và logistics toàn cầu.
  • Hỗ trợ tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn chất lượng cao

4. Điều kiện đạt chứng nhận  TAPA

     Doanh nghiệp phải có cơ sở hạ tầng phù hợp với loại chứng nhận đăng ký (kho bãi, phương tiện vận tải, bãi đỗ xe).

     Cơ sở, phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu an ninh cao nhất trong kiểm soát, quản lý, bảo quản và lưu giữ hàng hóa giá trị cao.

     Tất cả các cơ sở thuộc phạm vi chứng nhận của doanh nghiệp đều phải đạt tiêu chuẩn TAPA tương ứng.

     Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm: đơn xin cấp chứng nhận theo mẫu TAPA, giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực, giấy phép hoạt động phù hợp, báo cáo tài chính, chính sách và quy trình an ninh, sơ đồ cơ sở hạ tầng, danh sách nhân viên liên quan, hồ sơ đào tạo an ninh, hồ sơ kiểm tra an ninh nội bộ và bên ngoài, báo cáo sự cố an ninh trong 2 năm gần nhất, cam kết tuân thủ các yêu cầu của TAPA

5. Thách thức khi áp dụng chứng nhận TAPA

  • Chi phí đầu tư và vận hành cao

     Việc đáp ứng các yêu cầu về hệ thống bảo mật vật lý như camera giám sát, hàng rào, hệ thống báo động, kiểm soát truy cập đòi hỏi đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ.

    Chi phí đào tạo nhân viên, xây dựng và duy trì quy trình an ninh cũng là gánh nặng tài chính đáng kể cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Yêu cầu nghiêm ngặt và phức tạp của tiêu chuẩn

    Tiêu chuẩn TAPA FSR, TSR và PSR đều có nhiều yêu cầu chi tiết về quy trình, an ninh vật lý, đào tạo nhân sự, đánh giá rủi ro tuyến đường, báo cáo sự cố... khiến việc triển khai đồng bộ và tuân thủ đầy đủ trở nên khó khăn.

    Doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả các cơ sở, phương tiện vận tải và bãi đỗ xe trong chuỗi cung ứng đều đạt tiêu chuẩn, điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt.

  • Thách thức về nhân sự và đào tạo

    Đào tạo nhân viên về an ninh, nhận thức về các quy trình và biện pháp bảo vệ là một quá trình liên tục và tốn kém.

    Việc duy trì sự tuân thủ của nhân viên trong suốt chu kỳ chứng nhận đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và thường xuyên đánh giá nội bộ.

  • Quản lý và duy trì chứng nhận trong thời gian dài

    Chứng nhận TAPA có hiệu lực 3 năm, trong đó doanh nghiệp phải thực hiện tự đánh giá hàng năm và chuẩn bị cho đánh giá lại.

    Việc duy trì các tiêu chuẩn an ninh liên tục, cập nhật công nghệ và quy trình để không bị mất chứng nhận là một thách thức lớn.

  • Thách thức đặc thù ngành hàng và vận chuyển

    Một số ngành hàng như phân phối vắc xin có yêu cầu vận chuyển đặc biệt, đòi hỏi tiêu chuẩn an ninh và bảo quản nghiêm ngặt hơn, làm tăng độ khó khi áp dụng TAPA.

    Vận tải đường bộ, nơi xảy ra phần lớn các vụ trộm cắp hàng hóa, đòi hỏi phải có hệ thống theo dõi, đánh giá rủi ro tuyến đường và bảo mật trailer rất chặt chẽ, gây khó khăn cho các nhà vận tải trong việc tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn TSR

  • Thay đổi quy trình

     Việc triển khai áp dụng TAPA có thể sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải thay đổi quy trình trong quá trình triển khai hệ thống an ninh mới. Điều này có thể gây khó khăn cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp đó.

6. Quy trình để đạt chứng nhận TAPA

Bước 1: Xác định loại chứng nhận

  • Doanh nghiệp cần xác định rõ loại chứng nhận TAPA muốn đăng ký, gồm:
  • FSR (Facility Security Requirements): An ninh cơ sở lưu kho, nhà máy.
  • TSR (Truck Security Requirements): An ninh vận tải đường bộ.
  • PSR (Parking Security Requirements): An ninh bãi đỗ xe và khu vực đỗ xe an toàn.

Bước 2: Đăng ký chứng nhận

  • Doanh nghiệp đăng ký với TAPA hoặc tổ chức chứng nhận được ủy quyền, cung cấp các thông tin về công ty, phạm vi chứng nhận, cơ sở hạ tầng và các yêu cầu liên quan.

Bước 3: Đánh giá ban đầu và chuẩn bị cải tiến

  • Thực hiện đánh giá nội bộ để xác định mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn TAPA.
  • Dựa trên kết quả, doanh nghiệp tiến hành cải tiến quy trình, cơ sở vật chất, an ninh để đáp ứng yêu cầu.

Bước 4: Đánh giá chứng nhận tại chỗ

  • Đoàn đánh giá độc lập từ TAPA hoặc tổ chức chứng nhận tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở.
  • Đánh giá toàn diện về quy trình, cơ sở hạ tầng, biện pháp an ninh.
  • Ghi nhận các điểm không phù hợp và yêu cầu khắc phục.

Bước 5: Khắc phục và tái kiểm tra (nếu cần)

  • Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục các điểm không phù hợp.
  • Có thể tiến hành tái kiểm tra để đảm bảo các biện pháp đã được thực hiện đầy đủ và đúng cách.

Bước 6: Cấp chứng nhận

  • Khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, chứng nhận TAPA được cấp.
  • Chứng nhận có giá trị thường từ 1 đến 3 năm tùy loại và cấp độ.

Bước 7: Duy trì và kiểm tra định kỳ

  • Doanh nghiệp duy trì các tiêu chuẩn an ninh trong suốt thời gian chứng nhận.
  • Các cuộc kiểm tra định kỳ hoặc đánh giá lại sẽ được thực hiện để đảm bảo tuân thủ liên tục.
  • Doanh nghiệp phải thực hiện tự đánh giá hàng năm và chuẩn bị cho đánh giá lại khi chứng nhận hết hạn.

Hãy để AHEAD tư vấn bạn về Chứng nhận TAPA 

Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác