ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng

Giới thiệu về ISO 50001

      ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển và ban hành lần đầu vào năm 2011, với phiên bản mới nhất là ISO 50001:2018. Tiêu chuẩn này đưa ra một khuôn khổ cùng các yêu cầu nhằm giúp các tổ chức xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý năng lượng một cách hiệu quả. Mục tiêu là cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm chi phí vận hành và cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính.

     ISO 50001 được xây dựng dựa trên mô hình quản lý theo chu trình cải tiến liên tục (PDCA), tương tự như các tiêu chuẩn ISO phổ biến khác như ISO 9001 và ISO 14001. Tiêu chuẩn này hỗ trợ tổ chức trong việc xác lập các mục tiêu năng lượng, thu thập và sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định, đo lường kết quả đạt được, từ đó liên tục cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng.

1. Mục tiêu của ISO 50001

  • Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn trong tổ chức.
  • Xác định các mục tiêu và mục đích cụ thể để thực hiện chính sách năng lượng đó.
  • Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn về việc sử dụng năng lượng và đưa ra các quyết định quản lý năng lượng chính xác.
  • Đo lường kết quả thực hiện chính sách và các mục tiêu năng lượng.
  • Xem xét và đánh giá hiệu quả của chính sách năng lượng đã triển khai.
  • Không ngừng cải thiện hệ thống quản lý năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng liên tục.

2. Đối tượng áp dụng ISO 50001

    ISO 50001:2011 có thể áp dụng cho mọi tổ chức, bất kể quy mô, lĩnh vực hoạt động hay vị trí địa lý.

   Đặc biệt phù hợp với các đơn vị có quy trình tiêu thụ năng lượng lớn, nằm trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, hoặc các doanh nghiệp có cam kết giảm phát thải khí nhà kính.

3. 10 điều khoản của ISO 50001:20218

  • Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng

 Xác định phạm vi và giới hạn áp dụng của hệ thống quản lý năng lượng.

  • Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn

 Liệt kê các tài liệu tham khảo liên quan (thường không có tài liệu bắt buộc trong khoản này).

  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa

 Định nghĩa các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong tiêu chuẩn.

  • Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức

 Xác định các yếu tố nội bộ, bên ngoài, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan ảnh hưởng đến hệ thống quản lý năng lượng.

  • Điều khoản 5: Lãnh đạo

 Cam kết và vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng chính sách năng lượng, phân công trách nhiệm và đảm bảo nguồn lực.

  • Điều khoản 6: Lập kế hoạch

 Xác định rủi ro, cơ hội, thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và lập kế hoạch để đạt được chúng.

  • Điều khoản 7: Hỗ trợ

 Cung cấp nguồn lực, đảm bảo năng lực, nhận thức, truyền thông và quản lý thông tin dạng văn bản.

  • Điều khoản 8: Vận hành

 Thiết lập và kiểm soát các quy trình vận hành liên quan đến năng lượng nhằm đạt mục tiêu hiệu suất năng lượng.

  • Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất

 Giám sát, đo lường, phân tích, đánh giá hiệu suất năng lượng, thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.

  • Điều khoản 10: Cải tiến

 Xử lý sự không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và cải tiến liên tục hệ thống quản lý năng lượng.

4. Lợi ích khi áp dụng ISO 50001

      Tiết kiệm chi phí năng lượng: ISO 50001 hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó giảm mức tiêu thụ và cắt giảm đáng kể chi phí vận hành.

      Nâng cao hiệu quả hoạt động: Quản lý năng lượng hiệu quả giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời tối ưu hóa việc bảo trì các thiết bị và tài sản tiêu thụ năng lượng.

     Giảm tác động đến môi trường: Việc giảm phát thải khí nhà kính và các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

     Thúc đẩy cải tiến liên tục: ISO 50001 khuyến khích tổ chức xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể và sử dụng dữ liệu để theo dõi, đánh giá và cải tiến hiệu quả năng lượng một cách liên tục.

    Tăng uy tín và năng lực cạnh tranh: Chứng nhận ISO 50001 giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, thể hiện cam kết với trách nhiệm xã hội, đồng thời thu hút khách hàng và nhà đầu tư, tạo lợi thế trên thị trường.

     Dễ dàng tích hợp: ISO 50001 được thiết kế để tương thích với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 (quản lý chất lượng) và ISO 14001 (quản lý môi trường), giúp doanh nghiệp tích hợp và tối ưu hóa hệ thống quản lý tổng thể.

5. Quy trình thực hiện ISO 50001

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 50001

Tổ chức khai báo thông tin và đăng ký với tổ chức chứng nhận để hoàn thiện hồ sơ đăng ký.

Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá

Tổ chức chứng nhận gửi hợp đồng, kế hoạch và chi phí đánh giá; tổ chức xem xét và ký kết hợp đồng, chuẩn bị các tài liệu, cơ sở vật chất cho đánh giá.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Đánh giá sơ bộ tài liệu)

Đánh giá viên rà soát hệ thống tài liệu, bằng chứng về hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức để xác định mức độ sẵn sàng cho đánh giá chính thức.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Đánh giá tại hiện trường)

Chuyên gia đánh giá trực tiếp tại cơ sở để kiểm tra sự phù hợp của hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001. Báo cáo các điểm chưa phù hợp và yêu cầu tổ chức khắc phục.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ và cấp chứng chỉ

Tổ chức chứng nhận thẩm định hồ sơ, tài liệu sau khi khắc phục các điểm không phù hợp. Nếu đạt yêu cầu, chứng chỉ ISO 50001 được cấp với hiệu lực 3 năm

Bước 6: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm

Trong thời gian 3 năm, doanh nghiệp phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý năng lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 50001:20218 và luôn có hiệu lực.

Bước 7: Tái chứng nhận

Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì chứng nhận thì phải đăng ký đánh giá lại. Cuộ ưc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp có hiệu lực trong 3 năm

Hãy để AHEAD tư vấn bạn về ISO 50001 -  Hệ thống quản lý năng lượn

Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác