Trong những năm gần đây, ISO 26000 đã nổi lên như một chuẩn mực quốc tế đáng tin cậy trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhưng đằng sau bộ hướng dẫn này là gì? Nó mang lại tác động như thế nào đến chiến lược kinh doanh, cộng đồng và môi trường?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá những điểm cốt lõi của ISO 26000 - nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình xây dựng giá trị bền vững và có trách nhiệm với xã hội.
ISO 26000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 26000 – một tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) ban hành. Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội được ban hành vào cuối tháng 11/2010, đây là tiêu chuẩn mới có thể giúp các tổ chức quản lý vấn đề trách nhiệm xã hội của mình. Bên cạnh các điểm tương đồng như các tiêu chuẩn khác như ISO 9000 tập trung vào quản lý chất lượng, ISO 14000 tập trung vào các vấn đề môi trường, tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng có sự khác biệt.
ISO 26000 bao gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, và do đó nó không được phép sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và ISO 14001: 2008. Tiêu chuẩn này được viết từ các chuyên gia làm trong lĩnh vực xã hội đại diện cho 7 lĩnh vực TNXH chủ chốt như: chính phủ, tổ chức nhân quyền, thực hành lao động, môi trường, quyền người tiêu dùng và quyền cộng đồng.
Tiêu chuẩn ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về trách nhiệm xã hội mà còn mở rộng sự hiểu biết và thực thi trách nhiệm xã hội bằng cách:
- Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về Trách nhiệm xã hội là gì và Trách nhiệm xã hội cho biết các tổ chức cần phải làm gì;
- Đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành động có hiệu quả;
- Điều chỉnh những thực hành tốt nhất đã thực hiện và phổ biến thông tin rộng khắp vì lợi ích của cộng đồng quốc tế
Đây chính là thời điểm mà cộng đồng chất lượng cần phải thức tỉnh và quan tâm đến những gì mà tiêu chuẩn thể hiện, những vấn đề trách nhiệm nào được đề cập đến và những ảnh hưởng chất lượng gì có thể có đối với trách nhiệm xã hội.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 26000?
Tiêu chuẩn ISO 26000 cung cấp hướng dẫn về:
A- Bảy nguyên tắc cơ bản của trách nhiệm xã hội:
1. Trách nhiệm giải trình
2. Minh bạch
3. Hành vi đạo đức
4. Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan
5. Tôn trọng luật pháp
6. Tôn trọng các tiêu chuẩn hành vi quốc tế
7. Tôn trọng nhân quyền
B- Thừa nhận trách nhiệm xã hội và thu hút các bên liên quan
C- Bảy chủ đề chính và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội:
1. Quản trị tổ chức
2. Nhân quyền
3. Thực hành lao động
4. Môi trường
5. Thực hành hoạt động công bằng
6. Vấn đề người tiêu dùng
7. Sự tham gia và phát triển của cộng đồng
D - Các cách để tích hợp hành vi có trách nhiệm xã hội vào tổ chức
E - Ngoài việc cung cấp các định nghĩa và thông tin để giúp các tổ chức hiểu và giải quyết trách nhiệm xã hội, bộ tiêu chuẩn nhấn mạnh tầm quan trọng của kết quả và cải tiến về hiệu suất về trách nhiệm xã hội.
Lợi ích của ISO 26000?
Lợi ích đứng trên quan điểm của người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ:
- Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.
- Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.
- Nhận thức của doanh nghiệp về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khỏe.
Lợi ích của chính doanh nghiệp:
- Cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới có yêu cầu cao. ISO 26000 như một bằng chứng chứng minh sản phẩm được tạo ra bởi môi trường làm việc lành mạnh và công bằng.
- Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên trong sự yên tâm về trách nhiệm xã hội. Giảm chi phí quản lí các yêu cầu xã hội khác nhau.
- Có vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút được các nhân viên giỏi, có kĩ năng.
- Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người thi tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.
- Tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động với doanh nghiệp.
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhân sự.
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng trong một tổ chức.
- Tăng năng suất, tối ưu hiệu quả quản lí.
- Có mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hành trung thành.
Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
- Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng.
- Giảm thiểu chi phí giám sát.
- Các hành động cải tiến liên tục và đánh giá nội bộ và đánh giá định kỳ của bên thứ ba là cơ sở để chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp.
Đối tượng cần áp dụng 26000?
Tiêu chuẩn ISO 26000 phù hợp với tất cả các loại hình tổ chức trong khu vực tư nhân, nhà nước và cả các tổ chức phi lợi nhuận dù cho quy mô của tổ chức lớn hay nhỏ và tổ chức hoạt động ở nước phát triển hay đang phát triển.
Ví dụ: Bệnh viện, trường học, tổ chức từ thiện và các tổ chức phi tiêu chuẩn khác đều có thể sử dụng ISO 26000.
Với những doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện trách nhiệm xã hội, ISO 26000 hữu ích như một tài liệu sơ lược về trách nhiệm xã hội. Còn với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai thực hiện. Việc các Doanh Nghiệp có được chứng nhận ISO 26000 khá quan trọng giúp cải thiện các hoạt động hiện có và tích hợp trách nhiệm xã hội vào tổ chức một cách hiệu quả hơn.
Hãy để AHEAD tư vấn bạn về Tiêu chuẩn ISO 26000
Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:
Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845
* Văn phòng AHEAD:
Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.